Cập nhật lần cuối vào 20/09
Vách ngăn bàn làm việc được tạo ra từ ba nguyên liệu chính là: gỗ, kính và nỉ. Cùng Nội thất Đức Khang tìm hiểu ưu nhược điểm của các loại vách ngăn bàn làm việc phố biến.
Để tạo ra một không gian làm việc độc lập cho nhân viên, các công ty thường thiết kế vách ngăn bàn làm việc. Mặc dù sự xuất hiện của những vách ngăn này là tạo ra không gian riêng nhưng cũng đòi hỏi sự thông thoáng, không quá tù túng, nhân vân vẫn có khoảng không để trao đổi và giao lưu với nhau.
1. Vách ngăn bàn làm việc bằng gỗ
Có nhiều loại gỗ khác nhau được sử dụng làm vách ngăn bàn làm việc, tuy nhiên, loại gỗ Veneer lại được nhiều người lựa chọn hơn cả. Sở dĩ loại vách ngăn này được ưa dùng là do các yếu tố sau:
- Có tính thẩm mỹ cao: mặc dù là gỗ công nghiệp những vách ngăn bàn làm việc bằng gỗ Veneer lại có những đường vân gỗ hết sức tự nhiên, màu sắc cũng rất đa dạng, dễ dàng lựa chọn.
- Dễ dàng kết hợp với các đồ dùng khác trong phòng: khi sử dụng vách ngăn bàn làm việc bằng gỗ Veneer , người dùng có thể thoải mái lựa chọn những đồ vật khác mà không cần lo chúng sẽ không hài hòa với nhau, gỗ veneer là một trong những loại gỗ thân thiện nhất.
- Bề mặt gỗ được phủ một lớp sơn PU nên có khả năng chống xước và có độ bền cao.
Vách ngăn bàn làm việc bằng gỗ có tính thẩm mỹ cao
Bên cạnh những ưu điểm, vách ngăn bàn làm việc bằng gỗ Veneer lại tồn tại khuyết điểm, tuổi thọ của vách ngăn bàn làm việc bằng gỗ Veneer chỉ kéo dài khi chúng không tiếp xúc với nước hay môi trường có độ ẩm cao. Do đó, vách ngăn này chỉ phù hợp với những nơi khô thoáng, không có nước.
2. Vách ngăn bàn làm việc bằng kính
Kính là một trong những vật liệu phổ biến, được dùng để làm vật liệu chính hay phụ. Người ta có thể thiết kế ra những vách ngăn bàn làm việc chỉ có kính hoặc kết hợp kính với gỗ hay nỉ. Sự xuất hiện của những tấm kính giúp cho chiếc bàn trở nên thông thoáng hơn, không quá tù túng nhưng vẫn đảm bảo được không gian cho từng cá nhân.
Vách ngăn bàn làm việc bằng kính
Một ưu điểm khác có thể thấy ở vách ngăn bàn làm việc bằng kính đó là độ bền. Với độ dày tương đối lớn, người dùng có thể yên tâm về tuổi thọ của những vách ngăn này, đồng thời có thể dễ dàng lau dọn, vệ sinh mà không sợ sự ảnh hưởng của nước.
Tuy nhiên, vách ngăn bàn làm việc bằng kính có giá thành tương đối cao, việc di chuyển, thi công cũng không dễ dàng như những loại vách ngăn khác.
Mời quý khách tham khảo thêm hơn 300 mẫu bàn làm việc Đức Khang đẹp dành cho văn phòng.
Vách ngăn bàn làm việc thiết kế bởi kính và gỗ
3. Vách ngăn bàn làm việc bằng nỉ
Nỉ là một trong những vật liệu cách âm tốt, đồng thời cũng có tính thẩm mỹ tương đối cao. Với những vách ngăn bàn làm việc được làm bằng chất liệu này, bạn sẽ có một không gian làm việc độc lập, âm thanh phát ra cũng được hạn chế nhất định khi truyền ra môi trường bên ngoài.
Để hiểu hơn về bàn làm việc, bạn nên tham khảo: Kiểu dáng bàn làm việc văn phòng và ý nghĩa phong thủy
Để làm tăng tính thẩm mỹ của những vách ngăn này, người ta có thể kết hợp chúng với kính hay tạo những điểm nhấn khác nhau, xóa đi sự đơn điệu vốn cố. Với loại vách ngăn này, việc di chuyển và thi công cũng trở nên dễ dàng hơn.
Vách ngăn bàn làm việc bằng nỉ
Nhược điểm lớn nhất của loại vách ngăn này đó là tạo cảm giác nóng cho người dùng. Chính vì vậy, mẫu vách ngăn này thường được dùng ở những nơi tương đối mát, không có quá nhiều ánh sáng mặt trời, vì ánh sáng mặt trời có thể làm tăng cảm giác nóng của người dùng, tạo ra môi trường làm việc không thoải mái.
Tham khảo: 4 loại kích thước phổ biến của vách ngăn văn phòng