Cập nhật lần cuối vào 14/11
Triết lý nội thất của người Nhật là tối giản và tinh tế ngày càng được nhiều người Việt Nam tìm kiếm và lựa chọn. Tìm hiểu những đặc trưng trong phong cách thiết kế nội thất tối giản cho khôn gian nhà ở trong bài viết dưới đây.
Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất nhà ở chính là tiết chế các chi tiết, màu sắc thiết kế sao cho đơn giản nhất, nhưng vẫn thổi hồn vào đối tượng thiết kế rất tinh tế.
1. Phong cách tối giản là gì?
Minimalism là một phong trào nghệ thuật nổi lên ở New York- Mỹ vào đầu những năm của thập niên 1960 (được gọi là chủ nghĩa tối giản hay phong cách tối giản – Minimalism).
Tối giản được hiểu là đơn giản hóa trong việc thiết kế ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tối giản cũng có nghĩa là hạn chế những thứ không cần thiết, chỉ giữ lại những thành phần thật sự cần thiết mà đắp ứng được nhu cầu lẫn công năng và thẩm mỹ trong mỗi lĩnh vực.
Ở chây Ắ, phong cách tối giản (Minimalism) xuất hiện đầu tiên ở đất nước mặt trời mọc vào giữa thập niên 60-70s.
Theo quan niệm và triết lý của Thiền Tông Nhật Bản, khi con người càng ít bị ràng buộc bởi vật chất, cuộc sống càng trở nên thanh thản, tinh thần càng tích cực hơn. Tư tưởng này đã ảnh hưởng đến phần lớn lối sống của người dân xứ Phù Tang cả trong quá khứ lẫn hiện tại.

Xem thêm bài: Giải pháp trang trí nhà ở
2. Đặc điểm chung của phong cách nội thất Minimalism
Đặc trưng của Minimalism là giảm thiểu tốt đa các thành phần trong việc trang trí không gian nội thất (đi ngược lại với cách trang trí nội thất truyền thống). Với triết lý “less is more” nghĩa là “bài trí càng ít thì đem lại giá trị sử dụng và thẩm mỹ càng nhiều”.
Minimalism là “Loại bỏ”: Loại bỏ những thiết kế rườm rà và những màu sắc không cần thiết, tập trung vào sự đơn giản và đơn sắc. Tuy nhiên, những người thiết kế cũng không được làm mất đi tính chất và nội dung cần thể hiện của không gian nội thất nhà ở.
Minimalism là “Hạn chế”: Hạn chế trong trang trí, hạn chế bố trí quá nhiều vật dụng trong không gian nội thất, chỉ giữ lại thành phần nào thật sự cần thiết và đáp ứng được yêu cầu về mặt sử dụng và thẩm mỹ. Nhưng chính sự hạn chế này lại khắc phục được nhược điểm về diện tích và không gian của những căn phòng nhỏ.
Việc truyền tải một thông điệp đầy đủ với mỗi thành phần trong thiết kế trang trí nội thất (cả công năng lẫn thẩm mỹ) nhưng không cầu kỳ là một thách thức rất lớn đối với triết lý Minimalism.

Một căn phòng của người Nhật Bản: Không gian nội thất là tinh túy trong quan niệm sống của người Nhật, người Nhật xưa kia tôn sùng vẻ đẹp của bóng tối, họ cho rằng những “sắc tối” có trong vật dụng, đồ trang trí được hình thành do một quá trình sử dụng lâu ngày sẽ đem lại giá trị tuyệt vời của thời gian, do đó luôn có sự giao thoa giữa trắng và đen.
Do hạn chế việc sử dụng màu sắc trong nội thất thì ánh sáng trong phong cách Minimalism được xem như một thành phần trang trí quan trọng. Việc sử dụng ánh sáng, nhất là ánh sáng tự nhiên, được chú trọng nhằm nhấn mạnh các khu vực quan trọng và tôn lên các thành phần kiến trúc khác.

3. Màu sắc trong thiết kế nội thất tối giản Minimalism
Triết lý Minimalism: Việc sử dụng hạn chế về màu sắc là đặc trưng dễ nhận diện nhất của phong cách này, thường có không quá ba màu trong không gian nội thất theo phong cách minimalism: một màu nền, một màu chủ đạo và một màu nhấn. Các màu thường dùng dùng là gam màu trắng, đen, màu trung tính.
Màu sắc đen và trắng trong thiết kế nội tối giản, nhằm mang lại cảm giác bình an, thanh thản và giá trị của thời gian.

Ngoài ra có thể sử dụng những tông màu yêu thích để thiết kế và trang trí phòng khách tối giản cho mình. Tuy nhiên, chỉ dừng lại từ 2 đến 3 màu sắc khác nhau theo sắc độ đậm nhạt nhằm mang lại chiều sâu và cảm giác hài hòa cho không gian.

4. Vật liệu sử dụng trong phong cách nội thất tối giản
Cũng giống như nhiều phong cách nội thất khác, vật liệu dành cho Minimalist rất đa dạng và được sử dụng tùy thuộc theo sở thích của bạn.
Nhưng hãy lưu ý đến cách thi công và bề mặt của chúng, thường để bề mặt của chúng thô sơ, gồ ghề một cách tự nhiên, và vật liệu có các tông màu như màu trắng, đen, màu trung tính là phù hợp nhất
VD: Bộ bàn ăn theo phong cách tối giản, sử dụng vật liệu gỗ veneer

Nói chung, việc sử dụng vật liệu để thiết kế nội thất theo phong cách tối giản khá thuận lợi, hồn của nó phụ thuộc vào người thiết kế.
5. Bài trí đồ nội thất một cách tối giản
Đồ nội thất trong không gian Minimalism cần tiết giảm tối đa về các chi tiết, tiểu tiết. Các thành phần bằng, vuông cạnh được sử dụng phổ biến, nhằm đem tới một không gian nhẹ nhàng, gần gũi nhưng cũng đầy tính tiện nghi.

Nếu bạn yêu thích công nghệ thì một chiếc TV QLED rất phù hợp cho phòng khách với không gian Minimalism.

Hay bạn thích một phòng ngủ với tông trầm gỗ tự nhiên kết hợp với màu trắng sứ không lẫn với đâu được.

Xem thêm: Chọn mua tủ tường gỗ cho phòng khách
6. Ngôi nhà thiết kế nội thất theo phong cách tối giản




Xem thêm: Dịch vụ gia công laminate, veneer, …
Nói chung, triết lý của Minimalism là giảm thiểu tốt đa các thành phần rườm rà, nhiều màu sắc, nhiều chi tiết trong việc thiết kế, tráng trí ở nhiều lĩnh vực, nhằm đơn giản hóa tối đa các thành phần thiết kế, nhưng vẫn thổi hồn vào những thành phần đó một cách đủ giá trị công năng lẫn thẩm mỹ.
Triết lý của Minimalism là “less is more”.